XtGem Forum catalog




FBox.xtgem.com
Năm 1972, phim "Đường sơn đại huynh" đã phát hiện Lý Tiểu Long cho giới ham mộ phim quyền cước. Và khán giả hân hoan được biết ông vừa là một tài tử có trình độ võ thuật vừa là sáng tổ môn Jeet Kune Do. Xin trở lại nguồn gốc.

Lý Tiểu Long (1940-1973), tên thật là Lý Chấn Phan, học với Diệp Vấn Vịnh Xuân Quyền. Sau anh có dịp tham khảo những môn Thất Tinh Đường Lang Quyền, Thái Lý Phật, Thái Cực Quyền, Tae Kwon Do, Quyền Anh...

Diệp Chuẩn có kể vì cha ông từ chối truyền lại những phần cuối của môn Vịnh Xuân cho Lý, nên anh mới có ý định sáng lập ra môn Jeet Kune Do. Tên của môn phái có từ 1967.

Jeet Kune Do, theo Hán-Việt, là Tiệt Quyền Đạo (chớ không phải là Triệt Quyền Đạo như ta thường dịch). Như tên cho ta biết, môn nầy chú trọng đặc biệt tới nguyên lý tiệt. Nguyên lý nêu được áp dụng trong những môn võ Trung Hoa hình thành dưới triều đại nhà Minh (1368-1644).

Trong thật dụng, tiệt là chặn đòn địch trước khi đòn được phát triển tới mức tối đa, tức không cho địch phát huy kình lực. Như vậy, ta chỉ cần một chút lực là kềm chế được một địch thủ mạnh hơn ta. Có hai trường hợp :

* Lúc thủ thì thế đở tiếp xúc với đòn địch khi đòn vừa mới phát ra.

* Lúc dùng công phá đòn công của địch thì nhanh hơn địch dùng một đòn đấm đánh vẹt đòn địch ra ngoài trung tâm tuyến, hay một cú đạp chặn địch không tới gần ta được.

Đặc điểm khác của Tiệt Quyền Đạo, thoát thai từ đặc điểm trước, là niêm thủ. Niêm thủ là hai tay dính liền với hai tay địch hầu tạo sơ hở để ta tấn công vào, đúng theo sở trường của hai môn Vịnh Xuân và Thất Tinh Đường Lang Quyền. Nhằm mục đích ấy thủ pháp thường dùng trong Jeet Kune Do là Lập thủ của Vịnh Xuân và Thiêu thủ của Thất Tinh Đường Lang. Và phương pháp "nhất phục nhị" làm chánh : ta dùng một tay chế ngự hai tay địch, tay ta còn lại tấn công đối thủ. Phương pháp nầy thịnh hành trong nhiều môn phái Trung Hoa, không riêng trong Vịnh Xuân Quyền.

Đặc điểm quan trọng của Jeet Kune Do là không bị gò bó trong khuôn khổ của phương pháp nhất định. Thường ta đều có phản ứng nhất định theo phương pháp của phái ta đã học. Tiệt Quyền Đạo dạy ta phải thay đổi phương pháp tùy theo trường hợp. Vịnh Xuân Quyền có châm ngôn : "Dĩ vô pháp thắng hữu pháp". Và Lý Tiểu Long có viết : "Dĩ vô pháp vi hữu pháp, dĩ vô hạn vi hữu hạn".

Trên thực tế, anh đả chọn lọc thế từ những môn mà anh đả có dịp tham khảo qua và phối hợp với Vịnh Xuân. Lúc đầu, anh dạy bài Vịnh Xuân Tiểu Niệm Đầu làm căn bản cho môn Jeet Kune Do. Nhưng sau đó bài không được dạy nữa và toàn môn phái chỉ là thế của nhiều môn phái khác pha trộn vào phương pháp Niêm thủ của Vịnh Xuân.

Những thế thường dùng trong môn phái của Lý Tiểu Long là :

- Nhựt tự xung quyền (đòn đấm thẳng),

- Băng trùy hay Quải trùy (đòn đánh bật lưng nấm tay),

- Thế Jab của Quyền Anh,

- Thế uppercut của Quyền Anh,

- Đòn đấm móc của Quyền Anh,

- Đòn đá thẳng,

- Đòn đạp,

- Thế đá vòng...

Phần binh khí còn truyền lại là Nhị tiết côn (Nunchaku Okinawa), song đoản côn Phi Luật Tân.

Ông chỉ có đệ tử tại Mỹ, những người đó là : Lee Dan (sanh năm 1930), Lee James, Glover Jessie, Hart Ed, Hartsell Larry, Kimura Taky, Wong Ted, Inosanto Dan (sanh năm 1936)...

Hiện tại, Inosanto Dan là truyền nhân hoạt động mạnh nhất. Ông đã thêm vào môn Jeek Kune Do nhiều kỹ thuật Kali và Eskrima của Phi Luật Tân.

Môn Jee Kune Do thịnh hành tại Mỹ Châu và Âu Châu. Hiện nay, tại Trung Quốc, có vài nhân vật tự xưng là truyền nhân của Tiệt Quyền Đạo !
VUVIET 4EVER

Create wapsite